Bà Phạm Thị Yến (SN 1970), tự nhận là nhà hoạt động Phật giáo có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán.
Dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) nhưng sức ảnh hưởng của bà Yến tới nhà chùa rất lớn. Bà thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm và trong các tài liệu tuyên truyền của nhà chùa.
Trên kênh Youtube của CLB tu tập do bà Yến làm chủ nhiệm, nhiều clip ghi lại các cảnh “ma nhập”, “gọi hồn” được đăng tải. Nhờ tận dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, người phụ nữ này thu hút hàng nghìn người đến chùa Ba Vàng ‘thỉnh vong’, ‘giải oán’ mỗi năm…
![]() |
Bà Phạm Thị Yến tận dụng nhiều kênh truyền thông để thu hút hàng nghìn người đến chùa Ba Vàng 'thỉnh vong'. Ảnh cắt từ clip. |
Ông Trần Văn Thân, Tổ trưởng tổ 6, khu 5 (P. Hồng Hải, TP Hạ Long) - nơi bà Yến từng sinh sống cho biết: ‘Ngày trước, bà Yến là thợ may ở chợ Hạ Long 1. Tuy nhiên bà Yến rời địa phương đã lâu. Cách đây 1 thời gian, bà về địa phương ký giấy xác nhận để làm thủ tục ly hôn chồng.
Khi xảy ra sự việc xôn xao về bà Yến, người dân địa phương cũng không bất ngờ vì từ năm 2010 - 2011, người phụ nữ này đã bắt đầu các hoạt động đi bắt vong gọi hồn.
Ông Vũ Đức Vân (SN 1957, P. Hồng Hải), hàng xóm đối diện nhà bà Yến thông tin: ‘Vợ chồng bà Yến ra tòa ly hôn hơn 3 năm. Từ ngày ly hôn, ông Đàm (chồng cũ bà Yến) một mình gánh vác, nuôi dạy 2 con.
Thời điểm sinh sống ở địa phương, bà Yến có cuộc sống bình thường, làm nghề thợ may, không có chuyện gì va chạm với xóm giềng. Bà Yến ít giao lưu với mọi người. Hầu như sinh hoạt địa phương chỉ có chồng tham gia. Từ ngày ly thân, bà Yến bỏ lên chùa Ba Vàng ở’.
![]() |
Ngôi nhà bà Yến từng sinh sống ở ngõ 13, P. Hồng Hải (TP.Hạ Long). |
Bà Thoan - một hàng xóm khác chia sẻ: ‘Hơn 10 năm trước, tôi nghe nói bà Yến phát hiện bị ung thư vòm họng. Bà Yến cho rằng mình mang nghiệp nặng từ kiếp trước nên bỏ lên chùa Ba Vàng sống để giải nghiệp, chữa bệnh. Từ năm đó chúng tôi ít gặp bà Yến’.
Bà Tuyết, người dân ngõ 3, tổ 6, cho biết: ‘Mấy hôm nay, người dân ở địa phương xôn xao về vụ việc trên. Bà Yến không có hiềm khích với xóm làng. Lần cuối cùng tôi gặp bà Yến cách đây mấy năm. Khi đó bà Yến về nhà cũ dọn dẹp nhà cửa.
Tôi có đi chùa nhưng chưa bao giờ đến chùa Ba Vàng. Nhiều người tin vào các bài giảng của bà Yến. Thậm chí khi tôi đau chân, có người còn bảo tôi vào trong chùa Ba Vàng vì ‘cô Yến có thể chữa được’.
Chồng cũ tiết lộ sự thật về bà Yến
Tối 22/3, ông Phan Văn Đàm (SN 1960 - ngõ 13, khu 5, P. Hồng Hải, TP.Hạ Long), chồng cũ của bà Yến, vẫn đang chạy xe ôm ngoài đường. Ông Đàm cho biết, không muốn nhắc nhiều đến vợ cũ, vì cuộc hôn nhân của hai người đã kết thúc.
Trước những đồn đoán về nguyên nhân khiến bà Yến bỏ nhà, lên chùa Ba Vàng sống hơn 10 năm trước để chữa bệnh ung thư, ông Đàm khẳng định thông tin đó hoàn toàn sai sự thật.
‘Bà Yến không chỉ nói với hàng xóm mà còn tung tin khắp nơi việc mình bị bệnh nan y. Thời điểm còn chung sống, thấy bà Yến tuyên truyền chuyện hoang đường về tâm linh… tôi nhiều lần khuyên nhủ nhưng bà ấy không nghe. Cuộc sống vì thế nảy sinh nhiều vấn đề.
Hơn ai hết, tôi hiểu vợ cũ là người như thế nào. Từ ngày ly hôn, duyên nợ hết, tôi tự mình nuôi con nhỏ học đại học. Hai vợ chồng cũng cắt đứt liên lạc.
Con trai lớn đã trưởng thành, ra ở riêng. Sự quan tâm lớn nhất lúc này của tôi là con út’, ông Đàm nói.
Liên quan đến vụ việc trên, Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết: 'Phật tử Phạm Thị Yến thường tổ chức thuyết pháp tại chùa, đưa lên mạng xã hội nhiều điều không đúng chính pháp đạo Phật, Giáo hội cũng đã nhiều lần có ý kiến với Đại đức trụ trì chùa Ba Vàng.
Không chỉ có sự việc báo chí mới phản ánh mà năm 2018, bà Yến đã có những phát ngôn gây mất đoàn kết với các tín ngưỡng, đạo Mẫu, dẫn đến đơn thư gửi về Ban Trị sự'.
Bà Yến xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 (P. Bạch Đằng, TP Hạ Long). Người phụ nữ này có chồng và 2 con nhưng đã ly hôn từ năm 2017.
" alt=""/>Chồng cũ tiết lộ về bà Phạm Thị Yến chùa Ba VàngNgành công nghiệp bán dẫn không chỉ là nền tảng của công nghệ hiện đại, mà còn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế số, quyết định đến sự phát triển của các ngành công nghệ đột phá, từ trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) đến tự động hoá. Các diễn biến phức tạp về địa chính trị thế giới cũng đã thúc đẩy các quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm nguồn cung ứng linh kiện ổn định và bền vững hơn.
“Việt Nam với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại học bang Arizona khởi động và triển khai chương trình tại Việt Nam, với mục tiêu đào tạo hơn 4.000 kỹ sư đóng gói, kiểm thử vi mạch từ nay đến hết năm 2025.
Đồng thời, Việt Nam cũng đang tích cực hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Châu Âu… để cùng đào tạo nhân lực, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
“Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Chúng tôi tin tưởng rằng, với nền tảng đào tạo trình độ cao và sự tham gia của các đối tác uy tín, mỗi sinh viên, mỗi kỹ sư sẽ là một viên gạch xây dựng nên tòa nhà công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Thay mặt Bộ TT&TT tham dự triển lãm, ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho hay, Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu với sự quan tâm từ các đối tác quốc tế. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, trọng yếu mà Việt Nam xác định sẽ tập trung đẩy mạnh.
Theo ông Lê Nam Trung, chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chiến lược phát triển đã đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo công thức C = SET + 1.
Trong đó, chữ C là Chip, S là chip chuyên dụng, E là công nghiệp điện tử, T là nhân lực và nhân tài và +1 là thể hiện vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, nỗ lực trở thành điểm đến +1 của các quốc gia, tổ chức trong chuỗi cung ứng, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư, tạo ra sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
“Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp quốc tế nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là đối tác đáng tin cậy, là nơi lý tưởng để phát triển mở rộng, nghiên cứu”, đại diện Bộ TT&TT chia sẻ.
Hiệp hội bán dẫn toàn cầu dự báo, thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn 2023 – 2028. |
![]() |
Xe số sàn đem lại cảm giác lái phấn khích hơn so với xe số tự động. |
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, xe số sàn vẫn có sức hút và có tệp khách hàng riêng. Dù số lượng xe số sàn có giảm dần nhưng loại xe này sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn trên thị trường. Đồng thời, có những thứ mà xe số tự động sẽ không thể thay thế được xe số sàn.
Dưới đây là 5 lý do mà xe số sàn vẫn thu hút được sự quan tâm, yêu thích của nhiều người:
Với số đông người Việt Nam, ô tô vừa là phương tiện nhưng đồng thời vẫn được coi là một tài sản lớn trong gia đình. Việc lựa chọn xe số sàn với mức chi phí hợp lý là một giải pháp tiết kiệm của nhiều khách hàng.
Ở hầu hết các dòng xe phổ thông như hạng A, B hay xe 7 chỗ thì các nhà sản xuất vẫn duy trì phiên bản xe số sàn với giá bán rẻ hơn số tự động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền lớn ban đầu, với cấu tạo hộp số đơn giản thì việc bảo dưỡng, sửa chữa xe số sàn dễ dàng và chi phí thấp hơn nhiều so với xe số tự động.
![]() |
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe số sàn rẻ hơn so với xe số tự động. |
Theo công bố về mức tiêu thụ nhiên liệu của các hãng xe thì phiên bản số sàn thường tiết kiệm hơn từ 10-15% so với phiên bản số tự động cùng dung tích xy-lanh. Vì lý do này, xe số sàn là lựa chọn hàng đầu cho những hãng taxi và nhiều người chạy xe dịch vụ.
Tuy vậy, yếu tố này còn phụ thuộc vào từng tay lái và loại xe. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đã cố gắng thu hẹp mức tiêu thụ nhiên liệu giữa xe số sàn và số tự động, do vậy trong tương lai, đây không hẳn là yếu tố lợi thế quá lớn của xe số sàn.
Theo các chuyên gia về kỹ thuật ô tô, với cùng một dung tích động cơ, xe số sàn sẽ có hiệu suất sử dụng tốt hơn. Đơn giản là xe số sàn không phải chia một phần công suất của động cơ để chạy bơm dầu cho ly hợp và các bộ phận khác như xe tự động.
Ngoài ra, trong phân khúc xe phổ thông, xe số sàn cho khả năng tăng tốc nhanh hơn bởi xe số tự động thường phải mất một thời gian trễ để tính toán xác định đúng số và trượt biến mô. Trong khi đó, với xe số sàn hoàn toàn phụ thuộc vào thao tác của lái xe.
![]() |
Xe số sàn có khả năng tăng tốc tốt hơn ở phân khúc xe phổ thông. |
Có lẽ đây là lý do lớn nhất để nhiều người yêu thích và quyết tâm gắn bó với xe số sàn. Chế độ số tay đem lại cho người lái cảm giác kiểm soát chiếc xe một cách hoàn toàn và không bị "nhàm chán" như lái xe số tự động.
Tài xế là người tự đưa ra quyết định khi nào cần phải chuyển số để phù hợp với loại đường, tốc độ và mục đích lái xe, không bị phụ thuộc vào những thuật toán được lập trình sẵn như ở xe số tự động.
![]() |
Với việc đạp côn, chuyển số,... lái xe số sàn sẽ cho cảm giác kiểm soát hoàn toàn được chiếc xe. |
Theo một số ý kiến, khi điều khiển xe số sàn, người lái phải sử dụng cả "tứ chi" nên cần độ tập trung cao hơn, giúp việc lái xe an toàn hơn. Ngoài ra, do có thể đạp côn cắt ly hợp bất kể lúc nào, do đó xe số sàn ít xảy ra trường hợp bị nhầm chân ga.
Đối với người chơi xe, sử dụng xe số sàn là một cách để thể hiện được phong cách riêng. Khi mà mọi người đều sử dụng xe số tự động, những người lái xe số sàn sẽ trở thành “của hiếm”, tạo ra phong thái chuyên nghiệp hơn hẳn.
Trên thực tế, những người lái xe số sàn khi chuyển sang xe số tự động sẽ dễ dàng điều khiển. Trong khi đó, với những người đi quen số tự động sẽ cảm thấy rất khó khăn và lúng túng khi lái một chiếc xe số sàn.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi học lái xe số sàn, đa số các thầy đều dạy “côn phanh dừng lại”, có nghĩa là khi dừng xe thì đạp côn trước, sau đó đạp phanh. Thế nhưng trên thực tế thì lại phải phanh trước. Vậy có mâu thuẫn không?
" alt=""/>Đây là 5 lý do khiến nhiều người vẫn thích lái xe số sàn